Bảo tồn thương hại Phong_trào_quyền_động_vật

Bảo tồn thương hại (Compassionate conservation) là một chuyên ngành bảo tồn nhằm cố gắng kết hợp các lĩnh vực bảo tồn với phúc lợi động vật khi hai lĩnh vực này được coi là riêng biệt và đôi khi mâu thuẫn với nhau. Các nguyên tắc cơ bản của bảo tồn thương hại là: "Không gây hại; Vấn đề cá thể; Sự hòa hợp; Chung sống hòa bình". Các nhà bảo tồn thương hại cho rằng phong trào bảo tồn sử dụng việc bảo tồn các loài, quần thể và hệ sinh thái như một thước đo thành công, mà không quan tâm thấu đáo đến phúc lợi và giá trị nội tại của từng cá thể động vật. Thay vào đó, họ lập luận rằng lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh phải là điều hướng dẫn các hành động bảo tồn và tuyên bố rằng việc giết chóc động vật nhân danh các mục tiêu bảo tồn là không cần thiết vì những mục tiêu tương tự có thể đạt được mà không cần giết chóc.

Bảo tồn thương hại đã là chủ đề bị chỉ trích bởi một số nhà bảo tồn, những người coi kỷ luật này có hại cho các mục tiêu bảo tồn. Bảo tồn thương hại đã được một số nhà bảo tồn gọi là một cái sự "thiếu sót nghiêm trọng", những người cho rằng việc thực hiện nó là không thực tế và có thể dẫn đến kết quả tiêu cực đối với động vật hoang dã, hệ sinh thái, con người và đa dạng sinh học bản địa (chẵng hạn như vô tư phóng sinh các loài ngoại lai dẫn đến nạn loài xâm lấn đe dọa loài bản địa. Những người khác cho rằng cách tiếp cận "không gây hại" đã "đi quá xa" và nếu áp dụng vào thực tế, nó sẽ không nhất thiết dẫn đến kết quả tích cực cho lợi ích của từng cá thể động vật. Andrea S. Griffin và cộng sự lập luận rằng việc bảo tồn thương hại tập trung vào sự đồng cảm có thể gây ra những thành kiến đáng kể và việc tuân thủ các quy tắc đạo đức một cách thiếu linh hoạt có thể dẫn đến cách tiếp cận là chẵng làm gì cả.